Câu hỏi:
Trong bài Gia Định phú có câu: "Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải. Ngó lên giồng…, cây xanh nghịt nghịt lá chằm rai". Trong dấu "…" là địa danh nào?
Thông tin thêm: Gia Định phú là bài phú Nôm dài 46 câu và kết bằng một bài thơ thất ngôn bát cú, không rõ tác giả, do học giả Vương Hồng Sển sưu tầm và chép lại trong quyển Tập Thành của ông.
Câu thứ 9 trong bài phú là:
"Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải
Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt lá chàm rai"
Ở quận 2 có một địa danh quen thuộc là Giồng Ông Tố, chỉ tên một cây cầu bắc qua rạch cùng tên, ở phường An Phú. Giồng là một phương ngữ Nam Bộ, chỉ dải đất phù sa nổi cao lên, thường là ở ven sông.
Có tài liệu cho rằng ông Tố ở đây là Trương Vĩnh Tố, một trong những tướng lĩnh của tổ chức "Phản Thanh phục Minh" bị triều đình nhà Thanh truy sát chạy sang, được chúa Nguyễn cho tị nạn vào năm 1679.
Ông đã tổ chức cho cư dân lúc bấy giờ ở đây gồm: người Hoa, người Việt và người gốc Khơ-me của vùng thủy Chân Lạp cũ khai hoang, lập ấp, lập chợ.
Giải thích: Gia Định phú là bài phú Nôm dài 46 câu và kết bằng một bài thơ thất ngôn bát cú, không rõ tác giả, do học giả Vương Hồng Sển sưu tầm và chép lại trong quyển Tập Thành của ông.
Câu thứ 9 trong bài phú là:
"Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải
Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt lá chàm rai"
Ở quận 2 có một địa danh quen thuộc là Giồng Ông Tố, chỉ tên một cây cầu bắc qua rạch cùng tên, ở phường An Phú. Giồng là một phương ngữ Nam Bộ, chỉ dải đất phù sa nổi cao lên, thường là ở ven sông.
Có tài liệu cho rằng ông Tố ở đây là Trương Vĩnh Tố, một trong những tướng lĩnh của tổ chức "Phản Thanh phục Minh" bị triều đình nhà Thanh truy sát chạy sang, được chúa Nguyễn cho tị nạn vào năm 1679.
Ông đã tổ chức cho cư dân lúc bấy giờ ở đây gồm: người Hoa, người Việt và người gốc Khơ-me của vùng thủy Chân Lạp cũ khai hoang, lập ấp, lập chợ.